Xét tuyển sớm: Cần phân biệt điểm sàn và điểm chuẩn
Cùng đi với Chủ tịch nước Lương Cường có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, cùng các trợ lý Chủ tịch nước và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.Trong không khí trang nghiêm, xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp hương, thành kính tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường thăm ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lúc sinh thời, hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Bác lại ra bờ ao vỗ tay gọi và thả thức ăn cho đàn cá ăn.Chủ tịch nước cũng đã thăm khu trưng bày ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 - 1969 vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong những ngày cuối năm 2024.Chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên khu di tích, Chủ tịch nước đề nghị, trong năm mới, khu di tích cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, hết lòng, hết sức gìn giữ những tài liệu, hiện vật quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng trở thành nguồn tài sản tinh thần vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau, để khu di tích luôn là "địa chỉ đỏ" thiêng liêng, nơi truyền tải những giá trị lịch sử, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khắp năm châu.Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng di sản của Người vẫn hiện hữu sâu sắc trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những di tích, tài liệu, hiện vật tại đây chính là bằng chứng sống động, chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.VN-Index lập đỉnh lịch sử, tài sản ông chủ Vingroup và Hòa Phát tăng thêm tỉ USD
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.
Giá USD hôm nay 5.5.2024: Giảm nhẹ trong tuần
Vào 14 giờ chiều nay 16.3, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Phú Yên tổ chức diễn tại Nhà thi đấu đa năng TX.Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Chương trình sẽ được tường thuật trực tuyến tại website Báo Thanh Niên (địa chỉ: thanhnien.vn).Sự kiện này không chỉ cung cấp thông tin hữu ích về kỳ thi tốt nghiệp THPT mà còn giúp thí sinh định hướng nghề nghiệp, nắm bắt được các cơ hội việc làm hấp dẫn.Gần 1.000 học sinh và giáo viên có mặt trực tiếp sẽ có cơ hội tìm hiểu và được cung cấp nhiều thông tin quan trọng và bổ ích về kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ năm 2025.14 giờ: Hơn 1.000 học sinh lớp 12 của 4 trường THPT của TX.Sông Cầu gồm Phan Đình Phùng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khuyến và Phan Chu Trinh đã có mặt tại nhà thi đấu TX.Sông Cầu để tham gia chương trình tư vấn.Tham dự chương trình còn có các khách mời: Thầy Lê Trung Toàn, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng; thầy Lê Quang Việt, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến; thầy Trần Ngọc Dũng, Hiệu trưởng THCS và THPT Võ Nguyên Giáp; thầy Bùi Trọng Vũ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Chu Trinh.Đại diện nhà tài trợ có ông Nguyễn Hải Quang, Nhà máy nước khoáng Thạch Bích (Quảng Ngãi).14 giờ 25: Như truyền thống, mở đầu chương trình, Ban tổ chức dành các suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho các học sinh giỏi của Trường THPT Phan Đình Phùng, TX.Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Học bổng này được tài trợ và trực tiếp trao tặng bởi Trường ĐH Tài chính Marketing và Trường ĐH Thái Bình Dương.Tuần vừa qua, Báo Thanh Niên phát hành Cẩm nang tuyển sinh 2025. Trong chương trình hôm nay, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn phối hợp cùng Báo Thanh Niên tặng 100 cuốn cẩm nang cho học sinh 4 trường Phan Đình Phùng, Phan Chu Trinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khuyến như món quà may mắn cho các em trước kỳ thi.14 giờ 30: Chương trình tư vấn chính thức bắt đầu với các chuyên gia đến từ các trường ĐH:Chia sẻ về những điểm mới dự kiến trong tuyển sinh ĐH năm nay, thạc sĩ Hoàng Thanh Tú, Phó trưởng phòng Thông tin-Truyền thông, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết: "Năm 2025 là năm mà khóa học sinh theo học chương trinh giáo dục phổ thông 2018 sẽ tốt nghiệp. Bộ GD-ĐT có một số thay đổi, thứ nhất Bộ dự kiến sẽ không còn xét tuyển sớm, tất cả các phương thức sẽ tham gia xét tuyển cùng một đợt chung trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT. Chỉ có xét tuyển thẳng sẽ nhận hồ sơ sớm như những năm trước".Về xét học bạ, phải sử dụng kết quả của năm lớp 12. Năm nay các trường cũng không còn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, Bộ yêu cầu quy đổi tất cả các phương thức về một thang điểm để không còn sự chênh lệch giữa các phương thức. Các trường sẽ cung cấp cho thí sinh công thức quy đổi điểm.Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm nay xuất hiện nhiều môn thi mới nên mỗi ngành không còn giới hạn 4 tổ hợp môn như những năm trước, các em có thể lựa chọn tổ hợp phù hợp với môn thi của mình. Tuy không giới hạn nguyện vọng nhưng mỗi em chỉ trúng tuyển duy nhất một nguyện vọng nên các em cần cân nhắc để sắp xếp nguyện vọng hợp lý.Về điểm ưu tiên, năm 2025 không vượt quá 10% mức điểm tối đa, ví dụ thang điểm 30 thì điểm ưu tiên không được vượt quá 3 điểm.Ngay sau phần thông tin của thạc sĩ Hoàng Thanh Tú, Nguyễn Thị Như Tài, học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, đặt câu hỏi : "Ngành quản trị khách sạn học trong vòng bao lâu, học xong có được đảm bảo việc làm?".Tiến sĩ Nguyễn Công Minh, Trưởng khoa Sau đại học, ĐH Duy Tân, giải đáp: "Đây là một trong những chuyên ngành được đông đảo thí sinh đăng ký theo học. Các em từ năm nhất đã đi thực tâm các môn về khách sạn nhà hàng tại các khách sạn 5 sao; năm 3, 4 có cơ hội thực tập tại Hồng Kông được trả lương, được hướng dẫn kỹ năng hoặc thực tập ở Đài Lan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. Các em cũng được trao đổi sinh viên ở Hàn Quốc. Vì thế các em an tâm học xong sẽ có cơ hội việc làm ở trong nước hoặc nước ngoài hoặc ngay tại tỉnh nhà".Tiếp theo, Nguyễn Nhã Phương, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng hỏi: "Ngành luật kinh tế cơ hội việc làm ra sao, trường có giới thiệu thực tập và việc làm cho sinh viên không?"Thạc sĩ Lê Trọng Tuyến, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Tài chính - Marketing, thông tin: "Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế, giao thương giữa các quốc gia rất phát triển nên việc hiểu luật rất quan trọng để mở rộng thị trường. Trường đào tạo theo định hướng ứng dụng nên các em được trang bị đầy đủ kiến thức về luật, kinh tế; được thực hành thực tập dựa trên các tình huống cụ thể. Trường tổ chức chuyến tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức luật, xây dựng những phòng học mô phỏng để lập những phiên tòa giả định cho sinh viên tham gia. Các em học 3,5 năm, 120 tín chỉ sẽ tốt nghiệp. Cơ hội việc làm ngành này rất lớn, các em có thể làm ở các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, công ty đa quốc gia, các trung tâm tư vấn luật trong lĩnh vực kinh tế".Kế đến, Hồ Nguyễn Thị Ý, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, thắc mắc: "Cơ hội du học và chính sách hỗ trợ của trường ĐH Nha Trang là gì?".Thạc sĩ Đỗ Văn Cao, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nha Trang, thông tin: "Trường ĐH Nha Trang có đội ngũ thầy cô tốt nghiệp tại các nước phát triển với mạng lưới liên kết quốc tế, nên các em sẽ có nhiều cơ hội hợp tác đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài hoặc thực tập ở nước ngoài, hoặc tốt nghiệp sẽ có cơ hội học thạc sĩ, tiến sĩ với hơn 30 nước như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Na Uy, Thuỵ ĐIển, Hà Lan, Mỹ...".Một học sinh đặt câu hỏi: "Khối ngành tài chính ngân hàng sẽ thực tập ở doanh nghiệp nào, cơ hội việc làm và lương của người mới ra trường ra sao?".Tiến sĩ Phạm Hoài Nam, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Tài chính kế toán, giải đáp: "Ngành tài chính ngân hàng tại trường đào tạo 3-4 năm. Trường thường xuyên rà soát cập nhật chương trình đào tạo, nên bám sát với nhu cầu thực tế, bổ sung nhiều học phần về công nghệ. Tốt nghiệp các em có thể làm việc ở các vị trí phân tích tài chính, giao dịch viên, cán bộ tín dụng... tại các ngân hàng... Thu nhập của sinh viên mới ra trường phụ thuộc vào năng lực và vị trí công tác. Các em cần giỏi công nghệ và kỹ năng mềm tốt sẽ có nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao".Ngay sau đó, Tường Linh, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, hỏi: "Ngành thiết kế đồ họa học phí ra sao và công việc có ổn định không?".Tiến sĩ Huỳnh Thanh Trang, Trưởng khoa Thiết kế và truyền thông Trường ĐH Thái Bình Dương, thông tin: "Đây là ngành học xu hướng, học phí mỗi học kỳ 8,7 triệu đồng. Hiện nay nhu cầu quảng bá thương hiệu xây dựng hình ảnh tương tác với khách hàng qua nền tảng số rất nhiều nên cơ hội việc làm của sinh viên rất lớn. Trường có nhiều doanh nghiệp đối tác nên học xong trường sẽ cam kết 100% việc làm nếu chọn làm việc tại các doanh nghiệp đối tác này".Tiếp theo chương trình, một học sinh băn khoăn: "Em đạt nguyện vọng 1 nhưng vì lý do nào đó em muốn học nguyện vọng 2 thì có cách nào không?"Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú giải đáp: "Nếu trong thời gian được điều chỉnh đăng ký thì em hoàn toàn có thể sắp xếp thay đổi lại nguyện vọng. Nhưng nếu đã có kết quả thì nếu muốn chọn nguyện vọng 2, em bắt buộc không xác nhận nhập học và đợi xét bổ sung nếu ngành học đó còn chỉ tiêu. Tuy nhiên, Việc này khá rủi ro vì rất hiếm trường tuyển bổ sung, đặc biệt các ngành "hot". Vì thế trong quá trình đăng ký, các em hết sức kỹ lưỡng và cân nhắc và lựa chọn nguyện vọng sao cho đúng ngành học mình mong muốn và nằm trong mức điểm có khả năng trúng tuyển".Một học sinh đặt câu hỏi rất thời sự: "Hiện nay nhiều học sinh chọn những ngành học 'hot', ngành xu hướng và phổ biến như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán dẫn... Vậy những ngành học khoa học cơ bản như toán, vật lý, hóa học, địa chất, hải dương học... thì cơ hội việc làm thế nào và nhu cầu nhân lực khu vực miền Trung ra sao?"Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú chia sẻ: "Hiện nay các ngành khoa học cơ bản được ít thí sinh lựa chọn vì có vẻ nhàm chán và khó học, nhưng khoa học cơ bản chính là nền tảng để phát triển tư duy, phát triển xã hội. Các nhà khoa học có những sáng kiến đột phá có tác động tới cuộc sống hàng ngày, ví dụ phát minh ra thuốc chữa bệnh, sáng tạo ra công nghệ. Những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường... rất cần có sự nghiên cứu và giải quyết của các nhà khoa học. Nước ta cũng đưa ra chính sách đầu tư để phát triển đào tạo khoa học cơ bản, ngay cả các trường ĐH cũng có chính sách khuyến khích, gói học bổng 2 tỉ cho ngành khoa học cơ bản khoa học sự sống như địa chất, môi trường...Vậy giữa học ngành học xu hướng hay khoa học cơ bản, học sinh phải biết mình thích gì, muốn gì, phù hợp với cái gì. Có những ngành học kết hợp giữa khoa học cơ bản với các ngành khác như công nghệ giáo dục, kinh tế đất đai".Kế đến, một học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng hỏi về ngành công nghệ thông tin chương trình Việt Nhật của Trường ĐH Nha Trang.Thạc sĩ Đỗ Văn Cao cho biết: "Đây là ngành học hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Theo học chương trình này, sinh viên sẽ có cơ hội hội thực tập tại Nhật Bản và tốt nghiệp sẽ được doanh nghiệp Nhật tuyển dụng nếu đạt yêu cầu. Chương trình được thiết kế theo đặt hàng của doanh nghiệp nên các em học xong sẽ đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của doanh nghiệp Nhật, do được chuyên gia Nhật tham gia giảng dạy".Tiếp theo chương trình, một học sinh thắc mắc: "Em nghe nói học phí trường tư khá đắt so với trường công có đúng hay không?".Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú cho hay: "Học phí không quyết định bởi yếu tố công hay tư mà dựa vào thiết kế chương trình, quy mô đào tạo... Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM có chương trình đại trà học phí 28-38 triệu đồng/năm, chương trình đào tạo tăng cường tiếng Anh từ 40-dưới 50 triệu đồng/năm, chương trình tiên tiến 60-dưới 70 triệu đồng/năm. Học phí còn phụ thuộc vào số lượng tín chỉ mà sinh viên đăng ký".Tiến sĩ Phạm Hoài Nam cho hay Trường ĐH Tài chính kế toán thu học phí theo quy định của Chính phủ, trung bình 18 triệu đồng/năm, 75 triệu đồng/khoá. Một chương trình đào tạo có nhiều học phần, mỗi trường có sự đầu tư khác nhau nên chi phí khác nhau và học phí tương xứng, đảm bảo điều kiện cho sinh viên có môi trường học tập tốt. Một chương trình chất lượng thì cũng cần có sự đầu tư nhiều và như vậy học phí cũng sẽ cao hơn.Thạc sĩ Đỗ Văn Cao thông tin Trường ĐH Nha Trang có mức học phí trung bình 16-18 triệu đồng/năm tùy số lượng tín chỉ. Trong đó 310.000 đồng/tín chỉ cho các môn đại cương, 450.000-550.000 đồng/tín chỉ cho môn chuyên ngành. Chương trình tiên tiến thì học phí cao hơn.Tiến sĩ Huỳnh Thanh Trang cho hay Trường ĐH Thái Bình Dương là trường tư thục tuy nhiên học phí trung bình 8,7 triệu đồng/học kỳ, mỗi năm 3 học kỳ. Tuy học phí không quá cao nhưng điều kiện học tập được trường đầu tư các thiết bị thực hành và từ năm nhất, năm 2 các em đã được trải nghiệm thực hành thực tập tại các doanh nghiệp.Thạc sĩ Lê Trọng Tuyến cho biết Trường ĐH Tài chính-Marketing xây dựng học phí dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật, trong đó chất lượng là yếu tố quan trọng nên việc đầu tư cơ sở vật chất phải tương xứng. Theo đó, chương trình chuẩn có học phí 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra chương trình tích hợp có cơ sở vật chất hiện đại, học một số học phần bằng tiến Anh nên học phí 45 triệu đồng/năm, chương trình tiếng Anh toàn phần 64 triệu đồng/năm.
Chị Lê Thị Hà (Q.Hà Đông, Hà Nội) từng là một sinh viên xuất sắc của Khoa Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, chị trở thành một giáo viên tiếng Anh đầy nhiệt huyết, mang trong mình những ước mơ vươn xa trong nghề giáo dục. Chị kết hôn và sống hạnh phúc bên chồng và cậu con trai mới 7 tháng tuổi.Nhưng biến cố bất ngờ xảy ra vào năm 2003 khi chị Hà gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chị mất đi khả năng đi lại và một phần chức năng tay trái, khiến mọi ước mơ, hoài bão ở phía trước dường như sụp đổ.Những ngày tháng đầu sau tai nạn là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với chị Hà. Từ một người phụ nữ năng động, tự do di chuyển và lao động, chị phải học cách thích nghi với đời sống phụ thuộc vào chiếc xe lăn. Không đầu hàng số phận, chị Hà nỗ lực mỗi ngày và dần mở ra những cơ hội mới để quay trở lại cuộc sống bình thường. Gia đình và những người bạn là điểm tựa tinh thần lớn nhất đối với chị Hà trong giai đoạn này. Năm 2012, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình của chị Hà với cuộc gặp chị Cao Thị Nga tại một lễ hội hoa ở Hà Nội. Hai người cùng tham gia nhóm trồng cây, hoa. Chị Nga đã giúp chị Hà vui vẻ hơn, họ chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tình bạn sâu sắc giữa hai người không chỉ giúp chị Hà vượt qua những ngày tháng khó khăn mà còn khai phá tiềm năng sáng tạo của chị qua việc viết văn và tham gia các cuộc thi sáng tác.Với khát khao mang đến cơ hội cho những người đồng cảnh, năm 2019, chị Lê Thị Hà tham gia Hợp tác xã Vụn Art - một tổ chức hỗ trợ người khuyết tật qua nghệ thuật tái chế vải vụn. Tại đây, chị không chỉ tạo việc làm mà còn truyền cảm hứng để các thành viên trong hợp tác xã tự tin hòa nhập với xã hội. Các sản phẩm của Vụn Art được yêu thích vì mang tính nghệ thuật và chứa đựng thông điệp về sự bền bỉ, giá trị của việc tái sinh - tương tự như hành trình vượt lên của chị Hà.Là người phụ trách mảng marketing online, chị Hà đã giúp Vụn Art tiếp cận nhiều khách hàng trên không gian mạng, thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước. Nhờ những nỗ lực đó, rất nhiều người khuyết tật đã có việc làm ổn định và khẳng định giá trị bản thân trong xã hội.Bên cạnh công việc tại Vụn Art, chị Hà còn duy trì một lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em vào buổi tối. Chị mong muốn mang kiến thức và ngôn ngữ quốc tế đến gần hơn với các em nhỏ để các em có thêm cơ hội vươn lên trong tương lai.Trên sân khấu của Trạm yêu thương với những rổ vải vụn xung quanh chị Lê Thị Hà đã tạo nên một bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc. Cảnh tượng này không chỉ thể hiện sự khéo léo và tâm huyết của chị Hà mà còn tượng trưng cho hành trình vươn lên từ nghịch cảnh. Những mảnh vải vụn trong tay chị được tái chế thành các tác phẩm mang thông điệp mạnh mẽ: "Không có gì là vô giá trị, ngay cả trong khó khăn, chúng ta vẫn có thể sáng tạo nên những điều đẹp đẽ".Cùng đón xem Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình nghị lực" về câu chuyện truyền cảm hứng của chị Lê Thị Hà và những người bạn sẽ được phát sóng lúc 10 giờ ngày 4.1 trên kênh VTV1.
Học sinh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa bùng nổ với ngày hội thể thao
Ngày 7.1, ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Cà Mau thông tin, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi (CT.43) dài 90km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Dự kiến điểm đầu tuyến cao tốc bắt đầu từ TP.Cà Mau và kết thúc tại H.Ngọc Hiển (Cà Mau). Bên cạnh đó, theo quy hoạch, tuyến đường bộ cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum (CT.42) có tổng chiều dài dự kiến 136km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Tuyến đường có điểm đầu từ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và điểm cuối nối với cao tốc Bắc - Nam phía Tây.Ngoài ra, Thủ tướng còn quyết định điều chỉnh quy mô 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01) đoạn Pháp Vân - Phú Thứ (Hà Nam), đoạn Bến Lức (Long An) - Trung Lương (Tiền Giang), đoạn Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long.Đồng thời điều chỉnh phạm vi 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.